1. Kích thước
Phòng tắm nhỏ nên chọn kích thước gạch nhỏ. Nếu gạch cỡ lớn sẽ khiến phòng trở nên nhỏ bé hơn so với thực tế. Tuy nhiên, thời gian thi công mẫu gạch nhỏ sẽ tốn hơn.
Ngược lại nếu phòng tắm có diện tích nhỉnh hơn thì cần lưu ý về mẫu gạch ốp ngang và dọc. Gạch ốp ngang sẽ khiến phòng rộng hơn, còn ốp dọc sẽ giúp phòng trông cao hơn.
2. Độ ma sát
Để đảm bảo độ ma sát tốt, bạn nên chọn gạch nhám, có độ gồ ghề. Với loại gạch này thì các thành viên trong gia đình có thể đi chân trần, đi dép trong nhà mà vẫn đảm bảo tính an toàn. Đồng nghĩa với việc gạch quá bóng và nhẵn sẽ trơn trượt nhiều hơn, dễ gây nguy hiểm và trượt ngã.
3. Thoát nước tốt
Thông thường khi thi công, thợ sẽ chủ động tạo độ dốc nhất định cho sàn rồi mới lát gạch. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chọn loại gạch thoát nước tốt, đồng thời theo dõi khi thợ xây dựng để đạt hiệu quả cao.
4. Khả năng chịu lực
Thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu gạch mỏng, mẫu mã đa dạng, giá thành nhỉnh hơn nên dễ hấp dẫn nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, loại gạch này không có khả năng chịu lực tiêu chuẩn, dễ vỡ khiến mất mỹ quan, nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt là nước sẽ thấm xuống nền gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Đảm bảo dễ vệ sinh
Nhà tắm là nơi tắm rửa, giặt giũ nên sẽ có lượng bụi bẩn thải ra cao, chúng sẽ bám lại trên sàn nhà. Chúng sẽ gây mất mỹ quan đồng thời giảm độ ma sát, gây trơn trượt cho các thành viên gia đình bạn.
Đây là điều mà gia chủ cần lưu tâm khi lựa chọn gạch lát phòng tắm. Bạn nên tránh mẫu quá nhám và rãnh lớn vừa làm đau chân, vừa khó dọn dẹp khi bụi bẩn bám lại.